Freight Prepaid Là Gì? Freight Prepaid Áp Dụng Quy Tắc Nào?

Freight Prepaid Là Gì? Freight Prepaid Áp Dụng Quy Tắc Nào?

Trong ngành xuất nhập khẩu, Freight Prepaid là khái niệm quen thuộc mà ai cũng cần phải biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa khái niệm Freight Collect và Freight Prepaid.

Qua bài viết này Xuất nhập khẩu VN sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết về “Freight prepaid là gì” và những quy tắc của nó, cùng theo dõi nhé.

1. Freight Prepaid là gì?

Để hiểu rõ hơn về cụm từ Freight Prepaid, bạn nên phân tích nghĩa của từng từ, sau đó ghép chúng lại với nhau. Ta có Freight nghĩa là phí, cước vận chuyển, còn Prepaid nghĩa là trả trước.

Như vậy, Freight Prepaid chính là trả trước phí vận chuyển, tức là shipper phải trả cước phí tại cảng thì hàng mới được đưa lên tàu.

Trong thương mại Freight Collect cũng là một thuật ngữ mà bạn nên quan tâm. Tương tự ta cũng tách từng từ để phân tích. Collect có nghĩa là thu thập, tìm kiếm.

Như vậy, Freight Collect có nghĩa là bạn trả phí vận chuyển sau khi nhận được hàng. Cả hai thuật ngữ Freight Prepaid và Freight Collect đều liên quan đến Incoterms.

Vậy Incoterms là gì? Nó được hiểu nôm na là các điều khoản và điều kiện thương mại, quyết định người trả phí vận chuyển hàng hóa.

Khi đó Freight Prepaid sẽ do người xuất khẩu thanh toán, còn Freight Collect sẽ do người nhập khẩu chi trả.

2. Mục đích của cước phí Freight Prepaid

Mục đích chính của loại cước trả trước này chính là để tránh rủi ro cho các hãng tàu. Hạn chế tối đa trường hợp các hãng tàu bị các chủ hàng nợ cước không đòi được.

  • Nếu trong trường hợp bên thuê tàu là bên xuất khẩu thì hãng tàu cần thu trước để khi nhận được các giấy tờ hợp lệ của bên nhập khẩu thì có thể đưa hàng liền.
  • Còn nếu trong trường hợp bên thuê tàu là bên nhập khẩu vậy hãng tàu phải thu tiền trước thì mới cho phép được chất hàng lên tàu.

»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội TPHCM Tốt Nhất

3. Freight Prepaid áp dụng với quy tắc nào?

Một số quy tắc mà Freight Prepaid áp dụng như sau:

Đối với tàu chuyến thì quy định về cước phí và thanh toán cước phí có hai cách:

  • Thứ nhất là chủ hàng chở bao nhiêu thì sẽ tính bấy nhiêu trong trường hợp hàng không đầy tàu.

Cước được tính theo đơn vị đo số lượng, cân nặng hoặc thể tích như: MTs, gallons, CMB,…

Căn cứ tính cước dựa vào số lượng ở cảng đi hoặc số lượng ở cảng đến. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc áp dụng tính cước số lượng ở cảng đến sẽ phát sinh thêm chi phí cân/đếm hàng lại nên hợp đồng thường sẽ ghi là: “Số lương căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng.”

  • Thứ hai là trường hợp thuê bao nguyên chuyến thì cước phí sẽ được tính chung một lần cho cả con tàu, miễn là số lượng nằm trong vận tải cho phép của tàu.

Có hai cách thanh toán cước phí/ thời gian thanh toán cơ bản như sau:

  • Một là trả trước, tức là trả cước tại cảng bốc hàng, cái này được gọi là Freight Prepaid. Trường hợp này áp dụng với bên người bán thuê tàu. Để giảm thiểu tối đa rủi ro nên hãng tàu yêu cầu người bán trả trước rồi mới cho phép vận chuyển hàng đi.
  • Hai là trả sau, tức là trả tại cảng dỡ hàng, được gọi là Freight Collect. Trường hợp này thường được áp dụng cho bên người mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn có thể kiểm soát được hàng hóa nên cho phép bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích, mới cần phải trả cước phí.

4. Phân biệt Freight Collect và Freight Prepaid

Như đã nói ở trên, Freight Prepaid và Freight Collect là hai thuật ngữ dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Sau khi tìm hiểu phần khái niệm của hai thuật ngữ này có lẽ bạn đã hiểu được phần nào.

Và để hiểu sâu hơn về nó, dưới đây tôi xin trình bày một số điểm giống và khác ở Freight PrepaidFreight Collect.

Điểm giống nhau:

Cho dù Freight Prepaid hay là Freight Collect thì bạn đều phải trả phí địa phương (Local charges) tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng, trong đó:

  • Người trả phí cước tại cảng load hàng cho hãng tàu sẽ là shipper.
  • Còn người trả local charges tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu sẽ là Consignee.

Điểm khác nhau:

Điều khác biệt cơ bản nhất ở Freight Collect và Freight Prepaid đó là vị trí trả phí tàu. Loại cước Freight Collect yêu cầu bạn phải làm house bill, còn cước Freight Prepaid yêu cầu dễ dàng hơn, bạn có thể làm master bill hay house bill đều tùy vào bạn.

Thường thì nếu trên điều kiện bán hàng là C,D thì bill sẽ là Freight Prepaid, còn nếu điều kiện bán hàng là E,F thì bill sẽ là Freight Collect.

freight prepaid

Lưu ý:

Trên thực tế sẽ có một số trường hợp ví dụ như: người mua nhờ người bán trả hộ cước tàu, sau đó người mua sẽ trả lại tiền thanh toán bù vào sau, thì bạn không nên xác định nó thuộc điều kiện FOB hay CIF khi nhìn vào Freight Collect hoặc Freight Prepaid trên bill.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Freight Prepaid mà Xuất nhập khẩu VN cung cấp cho bạn.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Freight Prepaid và các quy tắc của nó cùng với cách phân biệt giữa Freight Prepaid và Freight Collect. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, chúc bạn thành công trong cuộc sống và công việc.

Xem thêm:

Rate this post

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *