Hợp đồng mua bán 3 bên là gì? Thông thường một hợp đồng được ký kết bởi 2 bên mua và bán, tuy nhiên với hợp đồng Xuất nhập khẩu mọi chuyện có thể phức tạp hơn khi bạn thấy 3 bên liên quan được đề cập trong hợp đồng. Tuỳ từng thương vụ, người xuất khẩu có thể đồng thời là người giao hàng và người nhập khẩu có thể là người nhận hàng hoặc không. Bài viết sau Gia sư xuất nhập khẩu chia sẻ về Hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn.
Hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn
I. Mua bán 3 bên là gì?
Mua bán 3 bên nghĩa là có 3 người tham gia mua bán quốc tế ở 3 quốc gia khác nhau. Trong đó có 1 người đứng giữa vừa là người mua vừa là người bán. Hiển nhiên theo cách thông thường nhất của việc mua bán 3 bên là mua của người này nhưng bán cho người khác, mục đích là hưởng chênh lệch tìm kiếm lợi nhuận.
Ví dụ:
Công ty B ở Mỹ ký hợp đồng nhập khẩu gạo với công ty A ở Việt Nam nhưng yêu cầu giao hàng thẳng cho công ty C ở Ấn Độ để tiêu thụ. ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Như vậy đây là hợp đồng 3 bên; Việt Nam là người xuất khẩu đồng thời là người giao hàng, Mỹ là người nhập khẩu nhưng không là người nhận hàng, người nhận hàng là Ấn Độ.
>>>>> Học Xuất Nhập Khẩu Online ở đâu tốt?
II. Quy trình thay đổi vận đơn
1. Lý do cần phải Switch Bill of Lading?
Switch Bill of Lading (viết tắt là Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số nội dung trên đó theo thoả thuận giữa các bên có liên quan. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Switch B/L bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào trên bộ vận đơn gốc ( Original B/L ). Dạng đơn giản nhất có thể chỉ là thay đổi một chi tiết nhỏ trên cả mẫu vận đơn, như: tên người gửi hàng, người nhận hàng hoặc có thể thay đổi nhiều mục như: tên hàng, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ… khóa học xuất nhập khẩu online
Để nắm rõ việc Switch B/L bạn tham khảo ví dụ cụ thể khi người trung gian không muốn người mua biết được các thông tin về người bán:
– A: Người bán ở Ấn Độ là nhà sản xuất và bán cho người trung gian
– B: Người trung gian ở Việt Nam mua hàng và bán lại
– C: Người mua ở Mỹ là người nhận hàng hoọc xuất nhập khẩu
Hàng được vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất (Ấn Độ) tới nơi tiêu dùng (Mỹ) và nhà trung gian muốn tránh cho người mua ở Mỹ biết được nhà sản xuất thực sự của lô hàng đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên hệ với nhà sản xuất để mua hàng trực tiếp.
2. Incoterms và phương thức thanh toán khi làm Switch B/L?
Muốn làm Switch bill quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện Incoterms và phương thức thanh toán để khi bạn là công ty trung gian có thể chủ động trong vấn đề thực hiện Switch bill.
– Công ty trung gian phải luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì hợp
đồng được ký giữa A với B phải sử dụng nhóm F (phố biến là FOB) và giữa A với C phải sử dụng nhóm C (phổ biến là CIF). học kế toán thuế chuyên sâu
– Luôn luôn book tàu qua Forwarder (không book trực tiếp với hãng tàu) để đề nghị Forwarder làm Switch bill dễ dàng hơn.
– Nên lựa chọn phương thức thanh toán càng đơn giản càng tốt. Cả hai hợp đồng giữa A với B và giữa A với C đều thanh toán bằng T/T hoặc hợp đồng giữa A với B thanh toán bằng. L/C và hợp đồng giữa A với C thanh toán bằng T/T. học phân tích tài chính
3. Quy trình thực hiện Switch B/L
>>>>>> REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại TPHCM Tốt Nhất
a) Vận đơn 1 (vận đơn ảo)
Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả B và C, người trung gian A yêu cầu người bán B ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho B với thông tin như sau:
– Shipper: Người bán A
– Consignee: Ngân hàng phát hành L/C cho B ( L/C cần ghi chú chấp nhận House bill)
– Cảng bốc dỡ: Ấn Độ khóa học logistics
– Cảng dỡ hàng: Việt Nam
Vì người trung gian book tàu qua công ty Forwarder lấy House bill do đó mặc dù có bill, có tên tàu nhưng thực tế hàng không được vận tải về Việt Nam. Bill gần như là Bill ảo để người bán A nghĩ rằng hàng được chuyển về Việt Nam. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
b) Vận đơn 2 ( được Switch từ vận đơn 1)
Sau khi vận đơn 1 được phát hành và A đã giao hàng cho B tại cảng Ấn Độ. Người trung gian B tiến hành thanh toán cho người bán A và lấy đầy đủ bộ chứng từ giao hàng.
Lúc này lô hàng thuộc quyền sở hữu của B, người trung gian B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch bill, tức là huỷ Bill 1 (bill ảo) đi và phát hành bill mới (bill thật) với thông tin như sau:
– Shipper: Người trung gian B khóa học xuất nhập khẩu online
– Consignee: Người mua C
– Cảng bốc dỡ: Ấn Độ
– Cảng dỡ hàng: Mỹ
– Mô tả hàng không thay đổi (có thể thay đổi nếu cần) chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Khi đã có Switch bill theo yêu cầu, người trung gian tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới (với các thông tin phù hợp với hợp đồng giữa B và C) gửi cho C để người mua C có thể nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ).
Trên đây là Hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn, hy vọng hữu ích với bạn đọc.
>>> Xem thêm: Quy trình thanh toán LC giáp lưng