Kho Logistics Là Gì? Các Loại Kho Bãi Trong Logistics

Kho Logistics Là Gì? Các Loại Kho Bãi Trong Logistics

Các doanh nghiệp muốn chuỗi cung ứng hàng hóa được diễn ra thuận lợi và đảm bảo chất lượng hàng hóa khi giao đến tay khách hàng, thì phải xử lý tốt vấn đề về kho bãi. Nếu bạn là dân học về xuất nhập khẩu thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm kho Logistics nữa. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa biết về khái niệm này và chưa nắm rõ thông tin về nó. Qua bài viết này Xuất nhập khẩu VN xin gửi đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về “Kho logistics và các loại kho bãi trong Logistics”, cùng theo dõi nhé.

1. Kho Logistics là gì?

Trong Logistics, kho bãi là nơi dùng để lưu trữ, bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và sản xuất, đảm bảo hàng hóa luôn đạt tiêu chuẩn khi giao đến khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ lấy hàng từ các kho bãi để phân phối cho khách hàng, đối tác của mình trong thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.

các loại kho

2. Các loại kho bãi trong Logistics

Trong Logistics hiện nay có rất nhiều loại kho bãi, dựa vào tên gọi và nhóm loại hàng lưu trữ chúng ta có thể chia kho bãi thành nhiều loại như: kho vật liệu xây dựng, kho thực phẩm, kho bánh kẹo, kho hóa chất,…

Nếu dựa theo công năng sử dụng để phân chia thì chúng ta có các loại kho như sau: kho bảo thuế, kho CFS, kho ngoại quan,…

Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số loại kho bãi quan trọng trong Logistics:

– Kho kiểm soát khí hậu (tiếng Anh là Climate-controlled Warehouse): kho này thường được dùng để lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng, hầu hết là thực phẩm. Kho kiểm soát khí hậu sẽ quản lý và kiểm tra, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, để luôn đảm bảo hàng hóa đạt chuẩn chất lượng khi giao đến tay khách hàng.

– Kho tư nhân hay kho bãi độc quyền ( tiếng Anh là Private Warehouse): như tên gọi thì kho này thuộc quyền sở hữu và quản lý của các tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn, phần đa được xây dựng và bảo trì bởi vốn đầu tư trả trước. Thường thì kho tư nhân sẽ được xây dựng ngay cạnh công xướng sản xuất và chế biến thành phẩm, để thuận tiện cho công đoạn sản xuất.

– Kho chung công cộng (tiếng Anh là Public Warehouse): đây là loại kho được nhiều công ty và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn khi họ có nhu cầu lưu trữ hàng hóa trong thời gian ngắn, hoặc các doanh nghiệp, công ty cũng có thể tận dụng kho này cho đến khi tìm được kho mới.

– Kho tự động (tiếng Anh là Automated Warehouse): nhà kho này có khá nhiều ưu điểm như hiệu quả cao, nhanh chóng và linh động. Đối với các hoạt động như quản lý kho tự động người ta sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để theo dõi, lưu trữ và di chuyển hàng hóa, còn đối với việc xếp dỡ hàng hóa trong kho người ta sẽ sử dụng các thiết bị như xe nâng hay pallet. Sử dụng phần mềm quản lý rất hiệu quả, không những hạn chế lỗi vặt mà còn giúp nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa và tốc độ vận chuyển.

– Kho ngoại quan (tiếng Anh là Bonded Warehouse): đây là một kho bãi rất quan trọng trong Logistics, nó có chức năng tạm lưu trữ hàng hóa, bảo quản tạm thời đối với các lô hàng từ nước ngoài và trong nước. Đối với hàng hóa ở kho ngoại quan, chủ hàng có quyền được ủy quyền cho đại lý để thực hiện những thủ tục hải quan, đóng gói bao bì và gia cố hàng hóa. Thêm nữa, chủ hàng còn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa sang chủ hàng khác và chuyển hàng giữa các kho ngoại quan với nhau hoặc với cửa khẩu.

– Kho CFS (tiếng Anh là Container Freight Station): đây là điểm thu gom hàng lẻ của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, giao thương hàng hóa. Các doanh nghiệp sẽ dùng kho CFS để thu gom và phân loại hàng lẻ từ đó ghép hàng chung một Cont, còn ở kho bãi sẽ có bộ phận đóng gói và sắp xếp hàng hóa.

– Kho bảo thuế (tiếng Anh là Tax Suspension Warehouse): đây là kho bãi lưu trữ những lô hàng hóa, nguyên liệu, vật tư đã được thông quan nhưng chưa nộp đủ thuế. Hầu như các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đều có kho bãi này.

»»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội TPHCM Tốt Nhất

Ở Việt Nam, hệ thống kho bãi được thiết kế và quy hoạch không đồng đều. Đa số kho bãi tập trung ở các tỉnh phía Nam, ở miền Bắc chỉ chiếm 30%. Bất chấp những biến động kinh tế do dịch Covid-19 vừa rồi mang lại, nhu cầu sử dụng kho bãi vẫn có xu hướng tăng cao. Từ đó các doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh hoạt động, sản xuất.

3. Chức năng của kho bãi trong Logistics

Một kho bãi đáp ứng được nhu cầu vận tải trong Logistics thường có hai kho nhỏ sau:

– Kho nguyên liệu, phụ tùng: kho này chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

– Kho thành phẩm: kho này dùng để lưu trữ, và phân phối hàng hóa cho đầu ra.

Hai kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng sau:

– Chất lượng hàng hóa phải luôn được đảm bảo đạt chuẩn

– Hỗ trợ cho sản xuất và đáp ứng đủ theo nhu cầu

– Thu gom hàng hóa

– Phân tách hàng hoá thành các lô hàng nhỏ hơn

4. Vai trò của kho bãi trong Logistic

Kho bãi đóng một vai trò quan trọng trong Logistics, tại đây hàng hóa được lưu trữ và bảo quản cẩn thận, đảm bảo chất lượng đến khi được tiêu thụ hay phân phối đến nơi khác. Bên cạnh đó, kho bãi cũng là nơi thu gom hàng hóa, đóng hàng hóa, ghép hàng hóa và sắp xếp chúng trước khi phân phối tới địa điểm khác, hoặc chuyển giao đến tay khách hàng.

5. Cách quản lý kho hàng trong Logistics

kho bãi logistics

Để có một kho hàng đạt chuẩn, công tác quản lý kho hàng cũng phải đạt chuẩn. Hoạt động quản lý kho hàng trong Logistics phải được thực hiện theo một quy trình nhất định và phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học để đảm bảo khai thác tối đa công suất và đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Các kho hàng nên được xây dựng và thiết kế phù hợp sao cho mỗi mục đích như lưu trữ, bốc xếp, phân phối ở một vị trí khác nhau.

– Công tác quản lý chi tiết hàng hóa nên được thực hiện theo quy trình như sau: theo mức độ ưu tiên, đánh mã và dán nhãn, kiểm soát lượng hàng tồn kho thường xuyên để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong hệ thống.

– Sử dụng thẻ kho để kiểm soát tốt hàng hóa nhập khẩu.

– Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hàng hóa.

– Đối với những nhân sự có quyền vào kho hàng cần phân quyền và kiểm soát chặt chẽ.

– Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị an ninh, phòng cháy chữa cháy cho kho hàng.

6. Một số phần mềm quản lý kho Logistics

Có một số phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả, tiện lợi mà bạn nên biết:

– Phần mềm Adaline

– Phần mềm BS Silver

– Phần mềm SSE

– Phần mềm Perfect Warehouse

– Phần mềm GM Sales

– Phần mềm KiotViet

– Phần mềm Sapo

Trên đây là toàn bộ thông tin về kho bãi Logistics và các loại kho bãi trong LogisticsXuất nhập khẩu VN muốn đem đến bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, chúc bạn thành công trong học tập và cuộc sống.

Xem thêm: 

Rate this post

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *