Logistics ngược, logistics thu hồi là một công cụ hữu hiệu giúp tiết kiệm những chi phí, tăng hiệu quả trong việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Do ngày nay rất nhiều lý do khác nhau như sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng do quá trình sản xuất hay vận chuyển, hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, nên đã có rất nhiều sản phẩm được trả về từ khách hàng để kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp hay đơn giản là thu hồi để tái sử dụng v.v.
Bài viết sau Gia sư xuất nhập khẩu sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn. Cùng tham khảo nhé.
Những điều cần biết về Logistics ngược, logistics thu hồi (Reverse Logistics)
1. Logistics ngược là gì? / Reverse logistics là gì?
Theo quan điểm của Rogers và Tibben – Lembke (1999)
Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp Thu hồi lại hàng hóa hỏng hóc, tồn kho mùa vụ, thay thế hàng, do lỗi bảo hành để tái chế, thay thế, làm mới, sửa chữa và tái sử dụng lại các nguyên vật liệu, thiết bị hoặc sản phẩm
2. Quy trình logistics ngược
Quy trình các bước logistics ngược gồm:
a. Thu hồi:
Khâu đầu tiên trong quy trình logistics ngược là thu hồi – hoạt động cần thiết để thu về các:
– Sản phẩm thu hồi từ hoạt động sản xuất;
– Sản phẩm thu hồi từ hoạt động phân phối;
– Sản phẩm thu hồi trong quá trình tiêu dùng
Sau đó vận chuyển chúng tới điểm phục hồi
b. Kiểm tra, chọn lựa và phân loại
Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được kiểm tra thông qua các hoạt động như: kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm
Kết quả của khâu 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại
c. Tái chế hoặc khôi phục
Khi sản phẩm đã được thu hồi ngược trở lại, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau như
– Tái sử dụng, tái chế hoặc bán lại: Được áp dụng khi sản phẩm đã được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được (vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa) có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá
– Tân trang, khôi phục, sửa chữa: Được sử dụng trong trường hợp chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng như: Linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), container và hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với sản phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì cần phải phục hồi thông qua sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối
– Thải hồi, tiêu hủy: Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, doanh nghiệp sẽ cố gắng tiêu hủy với chi phí thấp nhất
d. Tái phân phối
Khâu cuối cùng này sản phẩm đã được phục hồi. Trong khâu này đề cập đến các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
3. Các mô hình Logistics ngược
– Mô hình Closed-loop
Nhà sản xuất => Phân phối => Khách hàng => Nhà sản xuất
– Mô hình Open-loop
Nhà sản xuất => Phân phối => Khách hàng => 3PL => Nhà sản xuất
– Mô hình vận hành độc lập
Nhà sản xuất => Phân phối => Khách hàng
– Người vận hành độc lập
>>>>>>>> REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất
4. Tại sao cần quan tâm đến logistics ngược?
– Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi:
Ở nhiều khâu của logistics xuôi xuất hiện sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì phải phát sinh một loạt hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này.
Điều này cho thấy, sự vận hành của dòng logistics ngược góp phần đảm bảo sự thông suốt cho logistics xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistics xuôi, các công ty cần kết hợp thực hiện với hoạt động logistics ngược.
– Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng
Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược, chi phí vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính, chi phí dành cho hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN.
Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí khác: chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…
Những lợi ích kinh tế đó đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các chương trình logistics ngược. Bởi những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa bị trả lại không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho quản lý các chương trình logistics ngược một cách bài bản.
– Giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường
Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc giảm tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có trách nhiệm.
– Logistics ngược giúp tạo dụng hình ảnh xanh cho doanh nghiệp
Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của DN. Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
5. So sánh giữa logistics ngược và logistics xuôi
LOGISTICS NGƯỢC | LOGISTICS XUÔI |
Dự báo khó khăn hơn | Dự báo tương đối đơn giản hơn |
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm | Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm |
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất | Chất lượng sản phẩm đồng nhất |
Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy | Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa |
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố | Giá cả tương quan đồng nhất |
Tốc độ thường không được xem là ưu tiên | Tốc độ là quan trọng |
Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp | Chi phí có thể giám sát chặt chẽ |
Quản lý dự trữ không nhất quán | Quản lý dự trữ nhất quán |
Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất | Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng |
Hy vọng bài chia sẻ về Logistics ngược và Logistics thu hồi của Gia sư xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn đọc. Để trau dồi thêm kiến thức làm nghề Xuất nhập khẩu- Logistics bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ ở các website uy tín hoặc tham gia các khoá học đào tạo xuất nhập khẩu thực tế.
>>> Xem thêm: Thủ tục rút container hàng xuất ra khỏi cảng