Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing) Là Gì?

Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing) Là Gì?

Sản xuất tinh gọn là mô hình sản xuất mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xuất khẩu đang hướng tới, đây cũng là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Vậy Sản xuất tinh gọn là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng Lean Manufacturing vào trong sản xuất? 

1. Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì? Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn

Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là tổ hợp các phương pháp đang được áp dụng trên khắp thế giới một cách rộng rãi, nhằm loại bỏ những lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có được chi phí thấp hơn từ đó có được khả năng cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng những yêu cầu luôn biến động và ngày một khắt khe của khách hàng một cách linh hoạt.

Mô hình quản lý sản xuất tinh gọn tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động dư thừa không tạo thêm giá trị cho khách hàng mà còn làm tăng chi phí trong chuỗi sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp hơn và có ít lỗi hơn so với hệ thống kinh doanh truyền thống.

Mô hình giúp tạo ra quy trình sản xuất huy động nguồn nhân lực ít hơn, sử dụng không gian hiệu quả, tiết kiệm thời gian sản xuất.

Ví dụ về sản xuất tinh gọn:

Hiện nay, Nike đang triển khai áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn nhằm mục đích là tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp và tăng hiệu quả kinh doanh. Gồm có giảm thiểu chất thải, đổi mới sản phẩm, hiện đại hóa quá trình sản xuất và tập trung vào những phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao sản lượng sản xuất ra.

»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội TPHCM Tốt Nhất

2. Vai Trò Của Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing Là Gì?

Tăng năng suất và tính linh hoạt

Ở các doanh nghiệp ứng dụng mô hình Lean có dây chuyền di chuyển từng bộ phận (single piece flow) giúp gia tăng năng suất và tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu thời gian sản xuất nhờ đó mà đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Loại bỏ hao phí

Phương pháp sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp tìm và đưa ra cách loại bỏ các hao phí như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ,… dưới mọi hình thức. Sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất.

Cải thiện chất lượng

Sản xuất tinh gọn bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi để loại bỏ hao phí. Nhờ dây chuyền di chuyển từng bộ phận mà công nhân có thể xác định được những bộ phận/ linh kiện lỗi trước khi số lượng lớn sản phẩm được sản xuất ra.

Phương pháp sản xuất tinh gọn đưa ra quy trình sản xuất theo mô hình work cell, có nghĩa là tất cả các hoạt động sản xuất một sản phẩm được hoàn thành trong một khu vực ,khuyến khích người lao động giám sát chất lượng của sản phẩm khi di chuyển trong dây chuyền.

Giảm chi phí tồn kho

Doanh nghiệp áp dụng mô hình này nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, các thành phẩm, bán thành phẩm. Khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều chi phí để thuê nhà kho, cần ít nhân công để quản lí hơn.

Ngược lại những doanh nghiệp không sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn sẽ dựa vào khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng để mua nguyên liệu, từ đó gây nên hao phí và tăng chi phí tồn kho.

3. Mục Tiêu Của Sản Xuất Tinh Gọn

Mục tiêu của Mô hình sản xuất tinh gọn là muốn cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn, thời gian ít hơn, ít nhân công, máy móc hơn,…cụ thể là:

– Giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn nhằm giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất .

– Dựa trên việc sắp xếp, lưu chuyển nguyên vật liệu hiệu quả để cải thiện cách bố trí nhà máy.

– Giảm nguồn lực cho việc kiểm tra chất lượng.

– Quan hệ gần gũi hơn với nhà cung cấp, số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng đầu vào tốt hơn và đáng tin cậy hơn.

– Trao đổi thông tin điện tử với nhà cung cấp và khách hàng.

– Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những loại sản phẩm và biến thể mang lại ít giá trị tăng thêm cho khách hàng.

– Thiết kế những sản phẩm phổ biến hơn với ít thành phần hơn, phù hợp với yêu cầu tùy biến của khách hàng.

4. 8 Lãng Phí Trong Sản Xuất Tinh Gọn

– Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);

– Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);

– Lãng phí trong vận chuyển (Conveyone waste);

– Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);

– Lãng phí trong quá trình (Processing waste);

– Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);

– Lãng phí do thời gian vô ích (Idle time);

– Lãng phí nguồn nhân lực (Non Utilized People)

5. Các Nguyên Tắc Của Sản Xuất Tinh Gọn

Các nguyên tắc sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing

Nhận thức về sự lãng phí

Nhận thức về những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào theo quan điểm của khách hàng mà không tạo thêm giá trị được xem là thừa và nên loại bỏ.

Chuẩn hoá quy trình

Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất – Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ trình tự, nội dung, thời gian và kết quả cho tất các hoạt động do công nhân thực hiện.

Quy trình liên tục

Lean nhắm tới triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, ùn tắc, đi vòng, quay trả về hay phải chờ đợi. Nếu triển khai thành công, có thể giảm đến 90% thời gian chu kỳ sản xuất

Sản xuất kéo “Pull Production”

Sản xuất kéo Pull Production là chỉ sản xuất những gì cần và vào khi cần đến. Các công đoạn sản xuất trước được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.

Chất lượng từ gốc

Lean nhắm tới mục tiêu loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.

Liên tục cải tiến

Lean đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng . Điều này cũng đòi hỏi công nhân tham gia tích cực trong quá trình cải tiến liên tục.

6. Các Công Cụ Của Sản Xuất Tinh Gọn Lean Manufacturing

Một số công cụ hỗ trợ thực hiện mô hình quản lý sản xuất tinh gọn như sau:

– Phân tích lãng phí Muda;

– Phương thức quản lý Kanban;

Phương pháp Kaizen 5S – 5 Nguyên tắc cơ bản;

– Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM);

– Phương pháp Tập trung quy trình PDCA – Focus PDCA;

– Mô hình sản xuất Cell;

– Phương pháp Six sigma;

– Duy trì năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance – TPM)

– Công việc tiêu chuẩn (Standardized Work – SW)

7. Đối Tượng Cần Áp Dụng Hệ Thống Sản Xuất Tinh Gọn

Doanh nghiệp của bạn nên áp dụng Lean Manufacturing khi đang xuất hiện một số vấn đề dưới đây:

– Sản phẩm đang sản xuất (Work-In-Process) bị tồn kho;

– Chất lượng thông tin và dòng chảy thông tin kém;

– Mục tiêu sản xuất khó đạt được;

– Dự đoán doanh thu nhiều sai lệch;

– Một số nguyên vật liệu tồn kho dư thừa nhưng lại thiếu những nguyên liệu cần thiết khác;

– Chu kỳ sản xuất dài;

– Thời gian chờ đợi trong từng công đoạn lớn;

– Cần tới khu vực khác để làm nơi chứa hàng tồn kho;

8. Các Công Ty Áp Dụng Lean Manufacturing

Hiện nay, trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại sản xuất tinh gọn được sử dụng rộng rãi nhất. Trong những ngành công nghiệp này, khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân có ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Ở các công ty này, có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý bằng hệ thống được cải tiến. Một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, lắp ráp xe, ngành may mặc, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.

Một số công ty áp dụng thành công Lean Manufacturing tại Việt Nam:

– Các công ty dệt may Việt Nam

– Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

– Tổng công ty may Việt Tiến

– Tổng công ty may nhà bè

Trên đây là toàn bộ những thông tin về công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc của Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing Đây là phương pháp liên kết những công cụ, kỹ thuật, nguyên tắc với nhau để giải quyết những vấn đề của quá trình sản xuất. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới về phương pháp này.

Xem thêm:

Cách Soạn Thảo Hợp Đồng Ngoại Thương – Lưu Ý Khi Soạn Thảo Hợp Đồng

Incoterms Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Incoterm

Quy trình khai báo hải quan điện tử

– C/O và các loại C/O

Các vị trí công việc ngành xuất nhập khẩu

Rate this post

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *